Các phiên bản


Thuật ngữ Windows mô tả chung bất kỳ hoặc tất cả thế hệ hệ điều hành của Microsoft. Những sản phẩm này thường được phân loại như sau:
Các phiên bản đầu tiên.
Windows 1.0, phiên bản đầu tiên, ra mắt năm 1985
Tháng Chín năm 1981, Chase Bishop, một kĩ sư tin học đã thiết kế mẫu thiết bị điện tử đầu tiên và dự án "Interface Manager" được bắt đầu. Nó được công bố vào tháng Mười Một 1983 dưới cái tên "Windows" (cửa sổ), nhưng Windows 1.0 lại không được ra mắt cho đến Tháng Mười Một 1985.[3] Windows 1.0 được cho la cạnh tranh với hệ điều hành của Apple nhưng lại ít phổ biến hơn. Windows 1.0 không phải là một hệ điều hành hoàn chỉnh, đúng hơn, nó là bản mở rộng của MS-DOS. Giao diện của Windows 1.0 thường được biết đến với cái tên MS-DOS Executive. Các tiện ích bao gồm Máy tính, Lịch, Cardfile (trình quản lý thông tin cá nhân), trình xem bộ nhớ tạm, Đồng hồ, Bảng điều khiển (Control Panel), Notepad, Paint (Vẽ), Trò chơi Reversi, Dòng lệnh và Viết. Windows 1.0 không cho phép chồng xếp các cửa sổ. Chỉ có một số hộp thoại mới được chồng lên các cửa sổ khác.
Windows 2.0 ra mắt vào Tháng Mười Hai 1987 và còn phổ biến hơn người tiền nhiệm. Các tính năng bao gồm cải thiện giao diện và quản lý bộ nhớ.[cần dẫn nguồn]Windows 2.03 cho phép các cửa sổ xếp chồng lên nhau. Sự thay đổi này khiến Apple cáo buộc Microsoft vi phạm bản quyền của Apple.[4][5] Windows 2.0 còn thêm vào các phím tắt bằng bàn phím và có thể sử dụng với bộ nhớ ngoài.
Windows 2.1 ra mắt với 2 phiên bản: Windows/286 và Windows/386. Windows/386 sử dụng chế độ ảo hóa 8086 của Intel 80386 để chạy nhiều chương trình DOS. Windows/286, đúng như tên gọi, chạy trên Intel 8086 và Intel 80286. Nó chạy trên chế độ thực nhưng có thể dùng vùng bộ nhớ lớn.
Windows 3.0 và 3.1.
Windows 3.0 được ra mắt vào năm 1990 đã cải tiến thiết kế, chủ yếu nhờ dung lượng bộ nhớ ảo và VxDs cho phép Windows chia sẻ các thiết bị tùy ý giữa các chương trình đa nhiệm DOS.[cần dẫn nguồn]Các ứng dụng trên Windows 3.0 có thể chạy trong chế độ bảo vệ giúp cho chúng truy cập đến một vài megabyte bộ nhớ mà không cần phải tham gia vào quá trình bộ nhớ ảo. Windows 3.0 cũng thêm vào một số cải tiến mới cho giao diện người dùng. Microsoft viết lại các hoạt động quan trọng từ C sang hợp ngữ. Windows 3.0 là phiên bản Windows đầu tiên đạt được thành công thương mại lớn. bán được 2 triệu bản trong 6 tháng đầu.
Windows 3.1 phát hành rộng rãi vào 1 tháng Ba 1992 cho thấy một sự đổi mới. Tháng Tám 1993, Windows cho Workgroups, một phiện bản đặc biệt kèm theo giao thức mạng ngang hàng và cái tên Windows 3.11 được ra mắt và được bán cùng Windows 3.1. Các hỗ trợ cho Windows 3.1 kết thúc vào 31 tháng Mười Hai 2001.[8]
Windows 9x.
Phiên bản tiêu dùng theo định hướng lớn tiếp theo và có lẽ là lớn nhất của Windows là Windows 95, được ra mắt vào 24 tháng Tám 1995. Trong khi vẫn phụ thuộc vào MS-DOS, Windows 95 được giới thiệu là hỗ trợ các ứng dụng 32-bit, phần cứng Plug and Play, đa nhiệm ưu tiên, tên tệp tin dài đến 255 ký tự và cung cấp tăng tính ổn định hơn người tiền nhiệm. Windows 95 cũng giới thiệu một giao diện mới, hướng tới đối tượng, thay thế Trình quản lý chương trình bằng Menu Start, thanh điều hướng và Windows Explorer. Windows 95 là một thành công thương mại lớn cho Microsoft. Microsoft đã phát hành 4 bản OSR (OEM Service Releases) cho Windows 95 mỗi bản tương đương với 1 bản service pack. Bản OSR đầu tiên phiên bản đầu tiên của Windows được đi kèm với trình duyệt web của Microsoft, Internet Explorer.[9] Hỗ trợ chính cho Windows 95 kết thúc vào 31 tháng Mười Hai 2000 và hỗ trọ mở rộng kết thúc vào 31 tháng Mười Hai 2001.
Windows 95 được tiếp nối bằng sự ra mắt của Windows 98 vào 25 tháng Sáu 1998, giới thiệu Windows Driver Model, hỗ trợ các thiết bị USB tổng hợp, ACPI, chế độ ngủ đông và các thiết lập đa màn hình. Windows 98 cũng kèm theo Internet Explorer 4. Tháng Năm 1999, Microsoft ra mắt Windows 98 Second Edition, một bản cập nhật cho Windows 98. Windows 98 SE thêm vào Internet Explorer 5 và Windows Media Player 6.2 cùng với một số nâng cấp khác. Hỗ trợ chính cho Windows 98 kết thúc vào 30 tháng Sáu 2002 và hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 11 tháng Bảy 2006.[11]
Ngày 14 Tháng Chín 2000, Microsoft ra mắt Windows ME (Millennium Edition), phiên bản Windows dựa trên nền DOS cuối cùng. Windows ME kết hợp cải tiến giao diện trực quan của nó từ Windows 2000 dựa trên nền Windows NT, có thời gian khởi động nhanh hơn các phiên bản trước (tuy nhiên, nó yêu cầu loại bỏ các khả năng truy cập vào một chế độ thực môi trường DOS, loại bỏ khả năng tương thích với một số chương trình cũ),[12] mở rộng chức năng đa phương tiện (bao gồm Windows Media Player 7, Windows Movie Maker và Windows Image Acquisition để nhận ảnh từ máy scan và máy ảnh kỹ thuật số), một số tiện ích tuỳ chọn như Bảo vệ tập tin hệ thống (System File Protection) và Khôi phục hệ thống (System Restore) và cập nhật các công cụ mạng ở nhà.[13] Tuy nhiên, Windows ME đã phải đối mặt với những lời chỉ trích do tốc độ và sự bất ổn định của nó, cùng với vấn đề tương thích phần cứng và sự loại bỏ hỗ trợ chế độ thực nền DOS. PC World đã cho Windows ME là hệ điều hành tồi nhất mà Microsoft đã từng phát hành, và là sản phẩm công nghệ tồi thứ 4 mọi thời đại.[14]
Windows NT.
Các phiên bản đầu tiên.
Tháng Mười Một 1988, một nhóm lập trình từ Microsoft bắt đầu làm việc với một phiên bản mới của IBM và OS/2 của Microsoft với cái tên "NT OS/2". NT OS/2 được dự định là một hệ điều hành bảo mật, nhiều người dùng với khả năng tương thích POSIX nhân di động với khả năng đa nhiệm ưu tiên và hỗ trợ nền tảng đa nhân. Tuy nhiện với thành công của Windows 3.0, nhóm NT đã quyết định làm lại dự án với bản 32-bit của Windows API với cái tên Win32 thay vì OS/2. Win32 duy trì cấu trúc tương tự như Windows API (cho phép ứng dụng Windows hiện có có thể dễ dàng được chuyển đến các nền tảng khác) nhưng vẫn hỗ trợ nhân NT đã có. Sau khi được phê duyệt bởi các nhân viên của Microsoft, các lập trình viên tiếp tục với bản gọi là Windows NT, phiên bản 32-bit đầu tiên của Windows. Tuy nhiên, IBM đã phản đối những thay đổi trên và cuối cùng tự tiếp tục phát triển OS/2 theo riêng họ.[15][16]
Kết quả là phiên bản Windows NT 3.1 (liên kết với Windows 3.1) được ra mắt vào tháng Bảy 1993 với phiên bản cho các trạm làm việc để bàn và các máy chủ. Windows NT 3.5 được ra mắt vào tháng Chín 1994, tập trung vào cải thiện hiệu suất và hỗ trợ NetWare của Novell, và được tiếp nối bởi Windows NT 3.51 vào tháng Năm 1995, thêm vào một vài cải thiện và hỗ trợ cho nền tảng PowerPC. Windows NT 4.0 được ra mắt vào tháng Sáu 1996, giới thiệu giao diện mới của Windows 2000 vào nền tảng NT. Ngày 17 tháng Hai 2000, Microsoft ra mắt Windows 2000, kế thừa NT 4.0. Cái tên Windows NT kết thúc vào thời điểm này để nỗ lực tập trung hơn vào thương hiệu Windows.[16]
Windows XP.
Phiên bản lớn tiếp theo của Windows, Windows XP được ra mắt vào 25 tháng Mười 2001. Sự ra đời của Windows XP là sự kết hợp của nền tảng Windows 9x và Windows NT, một sự thay đổi của Microsoft hứa hẹn sẽ đem lại hiệu năng tốt hơn những người tiền nhiệm dựa trên DOS. Windows XP cũng giới thiệu một giao diện mới (bao gồm menu Start mới và Windows Explorer), sắp xếp hợp lý đa phương tiện và các tính năng mạng, Internet Explorer 6, tích hợp dịch vụ Microsoft .NET Passport, chế độ tương thích với các chương trình dành cho các phiên bản trước và chức năng Remote Assistance.[17]
Windows XP được phân phối và bán lẻ theo 2 phiên bản chính: phiên bản "Home" hướng tới người tiêu dùng, còn bản "Professional" hướng tới môi trường doanh nghiệp và người dùng chuyên nghiệp, và còn kèm theo các tính năng mạng và bảo mật tuỳ chọn. Hai phiên bản trên sau đó được đi kèm với bản "Media Center" (dành cho PC để giải trí tại nhà với trọng tâm là hỗ trợ chơi DVD, card TV, chức năng ghi hình DVR và điều khiển từ xa) và bản "Tablet PC" (được thiết kế cho các thiết bị di động đáp ứng thông số kỹ thuật của nó cho một máy tính bảng, hỗ trợ bút cảm ứng)[18][19][20] Hỗ trợ chính cho Windows XP kết thúc vào 14 tháng Tư 2009. Hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 8 tháng Tư 2014.[21]
Sau Windows 2000, Microsoft còn đổi kế hoạch ra mắt cho các hệ diều hành máy chủ; phiên bản cho máy chủ của Windows XP, Windows Server 2003 được ra mắt vào tháng Tư 2003.[16] Phiên bản tiếp theo của nó là WIndows Server 2003 R2 ra mắt vào tháng Mười Hai 2005.
Windows Vista và các phiên bản sau.
Sau một quá trình lập trình dài, Windows Vista được ra mắt vào 30 tháng Mười Một 2006 cho cấp phép số lượng lớn và vào 30 tháng Giêng 2007 cho người tiêu dùng. Nó chứa một số tính năng mới như giao diện mới, đặc biệt tập trung vào bảo mật. Nó được chia ra thành nhiều phiên bản và là đề tài của nhiều lời chỉ trích. Phiên bản cho máy chủ, Windows Server 2008 được ra mắt vào năm 2008.
Ngày 22 tháng Bảy 2009, Windows 7 và Windows Server 2008 R2 ra mắt bản RTM, và được ra mắt chính thức vào 22 tháng Mười 2009. Windows 7 được dự định là tập trung hơn, là bản nâng cấp lớn vào dòng Windows, với mục tiêu là tương thích với các ứng dụng và phần cứng mà Windows Vista đã tương thích.[22]Windows 7 hỗ trợ cảm ứng đa điểm, giao diện cải tiến với thanh điều hướng mới, hệ thống mạng nhà gọi là HomeGroup[23] và cải thiện hiệu năng.
Windows 8, kế nhiệm Windows 7, được chính thức ra mắt vào 26 tháng Mười 2012. Một số thay đổi đáng kể đã được thực hiện trên Windows 8, bao gồm giao diện Metro mới (sau đổi thành Modern vì lý do bản quyền) thích hợp cho các thiết bị cảm ứng như máy tính bảng và máy tính AIO. Các thay đổi này bào gồm màn hình Start sử dụng các ô lớn để dễ dàng hơn trong cảm ứng và hiển thị các thông tin cập nhật, các ứng dụng mới được thiết kế dành riêng cho cảm ứng. Các thay đổi khác gồm tăng độ liên kết với các dịch vụ đám mây và các nền tảng trực tuyến khác (như mạng xã hội và 2 dịch vụ của Microsoft: SkyDrive và Xbox Live), cửa hàng Windows Store để phân phối các ứng dụng, và một biến thể khác là Windows RT sử dụng cho các thiết bị ARM.[24][25][26][27][28][29] Một bản cập nhật của Windows 8 là Windows 8.1 ra mắt vào 17 tháng Mười 2013, thêm nhiều tính năng mới như các kích cỡ ô vuông mới, liên kết với SkyDrive nhiều hơn,...[30]
Ngày 30 Tháng 9 năm 2014, Microsoft giới thiệu Windows 10 là sự kế thừa cho Windows 8.1. Nó sẽ được phát hành vào cuối năm 2015 và nhằm tới những thiếu sót trong giao diện người dùng đầu tiên được giới thiệu với Windows 8. Những thay đổi bao gồm sự trở lại của Start Menu, một hệ thống Desktop ảo, và khả năng chạy các ứng dụng Windows Store trong cửa sổ trên máy tính để bàn hơn là trong chế độ toàn màn hình.[31]
Windows CE.
Phiên bản mới nhất hiện tại của Windows CE, Windows Embedded Compact 7, hiển thị một ý tưởng giao diện trình chơi phương tiện.
Windows CE (Windows Embeded Compact) là một phiên bản Windows chạy trên các máy tính gọn nhẹ như thiết bị định vị vệ tinh và điện thoại di động.Windows Embedded Compact được dựa trên hạt nhân riêng của nó, có tên là Windows CE.
Windows CE được sử dụng trong Dreamcast cùng với hệ điều hành độc quyền của Sega dành cho giao diện điều khiển. Windows CE là cốt lõi mà từ đó Windows Mobile xuất hiện. Người kế nhiệm của nó, Windows Phone 7 dựa trên thành phần của cả Windows CE 6.0 và Windows CE 7.0. Tuy nhiên, Windows Phone 8 lại dựa trên nhân NT của Windows 8.
Không nên nhầm lẫn giữa Windows XP Embedded hay Windows NT 4.0 Embedded (2 phiên bản mô-đun của Windows dựa trên nhân WIndows NT) với Windows CE.
The Windows family tree
Bảo mật.
Phiên bản tiêu dùng của Windows được thiết kế ban đầu cho tính dễ sử dụng trên máy tính một người dùng mà không cần kết nối mạng, và không có tính năng bảo mật được xây dựng từ đầu.[37] Tuy nhiên, Windows NT và những người kế nhiệm của nó được thiết kế cho bảo mật (bao gồm cả trên mạng) và máy tính đa người dùng, nhưng ban đầu không được thiết kế với an ninh Internet, kể từ khi nó được phát triển đầu tiên vào đầu những năm 1990, việc sử dụng Internet ít phổ biến hơn.[38]
Những vấn đề thiết kế kết hợp với lỗi lập trình và sự phổ biến của Windows khiến nó trở thành mục tiêu của virus và sâu máy tính. Tháng Sáu 2005, Counterpane Internet Security của Bruce Schneier báo cáo rằng trong 6 tháng có tới hơn 1000 mẫu virus và sâu mới.[39] Năm 2005, Kaspersky tìm thấy khảng 11.000 các chương trình độc hại và virus, Trojan,... cho Windows.[40]
Microsoft thường tung ra các bản vá lỗi qua Windows Update khoảng 1 tháng một lần (thường vào ngày thứ Ba thứ 2 của tháng), còn một vài các cập nhật quan trọng thường được tung ra sớm hơn khi cần.[41] Trong các phiên bản từ Windows 2000 SP3 trở lên, các bản cập nhật có thể được tự động tải xuống và cài đặt khi người dùng cho phép. Kết quả là các Gói dịch vụ (Service Pack) 2 cho Windows XP và 1 cho Windows Server 2003 được cài đặt nhanh chóng hơn nhiều.[42]
Trong khi các dòng Windows 9x được cung cấp tùy chọn có các thông tin cho nhiều người dùng, chúng không có khái niệm về quyền truy cập, và không cho phép truy cập đồng thời; và như vậy không phải là hệ điều hành đa người dùng thực sự. Ngoài ra, các HĐH này chỉ thực hiện bảo vệ bộ nhớ một phần. Việc này đã bị chỉ trích nhiều vì sự thiếu an toàn.
Dòng hệ điều hành Windows NT thì ngược lại, là hệ điều hành đa người dùng thực sự và thực hiện bảo vệ bộ nhớ tuyệt đối. Tuy nhiên, rất nhiều lợi thế của một hệ điều hành đa người dùng thực sự đã được vô hiệu hóa bởi một thực tế là, trước Windows Vista, tài khoản người dùng đầu tiên được tạo ra trong quá trình cài đặt là một tài khoản quản trị, mà đó cũng là mặc định cho tài khoản mới. Mặc dù Windows XP đã có tài khoản hạn chế, đa số người dùng gia đình không thay đổi một loại tài khoản có ít quyền - một phần do số lượng các chương trình không cần yêu cầu quyền quản trị - và vì vậy hầu hết người dùng gia đình vẫn chạy tài khoản quản trị.
Windows Vista đã thay đổi điều này[43] bằng cách giới thiệu một hệ thống đặc quyền cao được gọi là User Account Control (UAC). Khi đăng nhập như một người dùng chuẩn, một phiên đăng nhập được tạo ra và một thẻ chỉ chứa các đặc quyền cơ bản nhất được đưa ra. Bằng cách này, các phiên đăng nhập mới sẽ không có khả năng làm những thay đổi ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Khi một ứng dụng yêu cầu đặc quyền cao hơn hoặc "Run as administrator" được nhấp, UAC sẽ yêu cầu để xác nhận, và nếu đồng ý (bao gồm cả thông tin quản trị nếu tài khoản yêu cầu độ cao không phải là một thành viên của nhóm quản trị viên), bắt đầu quá trình sử dụng các mã thông báo không hạn chế.[44]
Windows Defender.
Ngày 06 tháng Giêng 2005, Microsoft phát hành phiên bản Beta của Microsoft AntiSpyware, dựa trên bản phát hành trước đó Giant AntiSpyware. Ngày 14 tháng Hai 2006, Microsoft AntiSpyware đã trở thành Windows Defender với việc phát hành bản Beta 2. Windows Defender là một chương trình phần mềm miễn phí được thiết kế để bảo vệ chống lại phần mềm gián điệp và phần mềm không mong muốn khác. Người dùng Windows XP và Windows Server 2003 có bản sao chính hãng của Microsoft Windows có thể tự do tải chương trình từ trang web của Microsoft và Windows Defender như một phần của Windows Vista và 7.[45] Trong Windows 8, Windows Defender và Microsoft Security Essentials có được kết hợp thành một chương trình duy nhất, có tên là Windows Defender. Nó dựa trên Microsoft Security Essentials, vay mượn những tính năng và giao diện người dùng. Mặc dù nó được kích hoạt theo mặc định, nó có thể được tắt để sử dụng một giải pháp chống virus khác.[46] Windows Malicious Software Removal Tool và Microsoft Safety Scanner là hai sản phẩm bảo mật miễn phí khác được cung cấp bởi Microsoft.
Chương trình giả lập.
Chương trình giả lập cho phép người sử dụng chạy các chương trình ứng dụng của Windows mà không cần có Windows.
Wine – phần mềm mã nguồn mở có chức năng tương đương của các hàm Windows API, cho phép vài chương trình ứng dụng Windows chạy trên nền x86 Unix, bao gồm cả Linux.
Cedega (trước đây gọi là WineX) – là một nhánh của Wine thuộc sở hữu của TransGaming Technologies, được thiết kế chuyên để chạy các trò chơi viết cho Microsoft Windows trên Linux
Mono và CLI chung mã nguồn – hệ thống tương đương với cơ sở Microsoft.NET.
ReactOS – hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển với mục tiêu là tương thích với các chương trình và trình điều khiển thiết bị của Windows NT, mặc dù vậy hiện tại vẫn còn đang trong giai đoạn phôi thai.
Freedows và Alliance OS – một dự án có nhiều tham vọng, dự định là một bản sao của Windows và bổ sung thêm nhiều tính năng lợi ích nhưng đã thất bại.
Project David – một dự án đầy tham vọng và đã gây nhiều tranh cãi với mục đích là giả lập hoàn toàn để các chương trình Windows có thể chạy trên các hệ điều hành khác.
CrossOver Office của Codeweavers, cũng giả lập được hoàn toàn để các chương trình Windows có thể chạy trên các hệ điều hành khác.
Captive NTFS – một phần mềm gói, dạng nguồn mở có tính tương thích cao hơn cho hệ NTFS.
E/OS – với mục tiêu có thể chạy bất kì chương trình thuộc hệ điều hành nào mà không cần phải cài đặt thêm hệ điều hành đó.

 Windows XP
 Windows Vista
 Windows 7
 Windows 8
 Windows 8.1
 Windows 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét